Người nghèo do địa vị hèn mòn, thiếu cảm giác an toàn nên tha thiết muốn đặt mình vào một nơi nào đó để cùng được ở với rất nhiều người, trở thành thành viên của một tổ chức to lớn, giống như loài chim trong mùa đông luôn đứng sát lại để sưởi ấm cho nhau.
Sau khi họ trở thành thành viên của một đoàn thể nào đó thường sẽ xảy ra nảy sinh dựa dẫm, ỷ lại, luôn sợ mất đi chỗ dựa này, bản thân sẽ như một chiếc lông bị thổi bay mất. Vì vậy họ lấy tiêu
chuẩn của tổ chức đó làm tiêu chuẩn của mình, che đậy cá tính, hy sinh những sở thích, ham muốn cá nhân để khiến tất cả những gì của mình đều phù hợp với các qui tắc nội qui, làm việc vì lợi ích của đoàn thể dù phải vất vả chạy nơi này nơi nọ. Với người nghèo mà nói, làm việc mấy chục năm ổn định ở một xí nghiệp danh tiếng, từ một thực tập sinh leo lên thành một viên chức cao cấp, điều đó là một lý tưởng không còn gì đẹp hơn nữa.
Chao ôi! Điều đó lại chính là trúng kế của người giàu!
Lãnh đạo các đoàn thể đó thông thường đều là người giàu. Họ luôn một mặt truyền bá cho người nghèo rằng: Đoàn kết là sức mạnh, nếu bạn không phục tùng đoàn thể của mình thì bạn sẽ chẳng là gì cả, chẳng đáng gì cả. Nhưng mặt khác, họ lại chưa bao giờ ngừng việc chiêu binh mãi mã, bồi dưỡng người mới để sẵn sàng thay thế bạn.
Nếu bạn làm việc trong một doanh nghiệp lớn thì doanh nghiệp sẽ là tất cả của bạn, nhưng bạn chỉ là một phần của doanh nghiệp, chỉ là một chiếc đinh vít nhỏ. Bộ phận nhân sự làm gì ăn đây? Bộ phận đào tạo lẽ nào là một thứ trang trí? Công việc của họ là sẵn sàng chuẩn bị để đưa ra những chiếc đinh vít tốt nhất, một khi chiếc đinh vít nào bị rỉ, thậm chí chỉ có hiện tượng rỉ là lập tức bị loại bỏ không thương tiếc. Mỗi người trong họ đều rất sang suốt, nhưng suy cho cùng họ cũng chỉ là những chiếc đinh vít, buộc họ phải luôn sáng bóng trong địa vị của mình.
Người nghèo luôn luôn là kẻ bị động, cho dù bạn có sáng chói một thời thì vận mệnh cũng chỉ như vậy thôi.
Theo “Vì sao bạn nghèo” – NXB Văn hóa Thông tin
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
» CĐQTKD5A cảm ơn bạn đã giành chút time để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu.
» Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang CDQTKD5A ngày một phát triển!