Cám ơn các bạn đã ghé tham quan và ủng hộ cho website http://cdqtkd5a.blogspot.com/ , chúc các bạn luôn nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống.Website xem tốt nhất với trình duyệt Google Chrome và Mozilla Firefox. Admin: Văn Tùng
Home » » Nhà nước không thể “nhảy” vào kinh doanh

Nhà nước không thể “nhảy” vào kinh doanh

Bản kiến nghị “Kinh tế VN 2012: khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu” vừa được Ủy ban Kinh tế trình Quốc hội đã nhận được sự ủng hộ của nhiều đại biểu Quốc hội, chuyên gia kinh tế, đặc biệt là đối với kiến nghị đẩy nhanh tốc độ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN)...
* Ông Bùi Kiến Thành (chuyên gia kinh tế):

Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng hơn...

Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Ủy ban Kinh tế cho rằng các DNNN không nên là công cụ điều tiết vĩ mô. DNNN cũng là doanh nghiệp, Nhà nước không thể dựa vào nó để bình ổn thị trường, thực chất là đấu tranh với doanh nghiệp khác. Hơn nữa, các DNNN bao năm qua cho thấy hoạt động chưa hiệu quả, gây nhiều vụ thất thoát, lãng phí lớn. Còn những việc họ ổn định vĩ mô tạm thời, thì với nguồn lực Nhà nước giao, cộng những ưu đãi thì doanh nghiệp nào được hưởng cũng có thể làm được. Thay vì dựa vào một số DNNN, Nhà nước nên chuyển sang việc đặt hàng cạnh tranh, vừa hiệu quả, vừa tạo bình đẳng.

Tôi cũng ủng hộ đề xuất của Ủy ban Kinh tế là DNNN, thậm chí là Nhà nước, không nên chỉ kinh doanh thu lợi nhuận đơn thuần, cạnh tranh với các khu vực tư nhân. Bởi Nhà nước nắm quyền ra chính sách, lại kinh doanh thu lời thì không tư nhân nào cạnh tranh nổi. Nhà nước nên đứng ra một bên tạo môi trường tốt cho kinh doanh để các khu vực sử dụng vốn hiệu quả nhất kinh doanh, Nhà nước thu thuế, tránh cạnh tranh không bình đẳng.

* Ông Nguyễn Đức Kiên (phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội):

Thông tin cần công khai, minh bạch

VN đã thực hiện cổ phần hóa (CPH) từ năm 1992 nhưng đến năm 2011, sau 20 năm CPH, chỉ có 15% sở hữu nhà nước được chuyển sang chủ sở hữu khác. Dù vậy, việc CPH, chuyển chủ sở hữu thời gian qua đã giúp chuyển đổi được rất nhiều DNNN nhỏ, Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối. Khoảng 85% vốn sở hữu nhà nước còn lại, mà phần nhiều ở các doanh nghiệp lớn, theo tôi, sắp tới VN cần xác định rõ mô hình tăng trưởng để từ đó quyết định hướng tái cơ cấu. Còn bản thân việc tái cơ cấu DNNN, theo tôi, dứt khoát cần đẩy mạnh nếu VN muốn vượt qua những khó khăn hiện tại của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trước mắt, dù chưa thực hiện CPH các doanh nghiệp lớn nhưng VN hoàn toàn có thể áp dụng các chế độ của công ty cổ phần đối với các DNNN. Như yêu cầu về công khai minh bạch, công bố thông tin, các DNNN cần báo cáo cụ thể cho chủ sở hữu nhà nước như các công ty cổ phần báo cáo cho đại hội cổ đông. Các thông tin này cần được công khai minh bạch. Nhiều tập đoàn nói hiện tại tôi đã công khai minh bạch lắm rồi. Nếu so với doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại VN thì đúng là có công khai hơn, nhưng so với yêu cầu của người dân thì chưa. Nên theo tôi, các cơ quan nhà nước cần phải đưa ra những yêu cầu về công khai thông tin đủ để người dân có thể hiểu được về DNNN và họ cảm thấy “đủ”.

* Ông Nguyễn Thiệu (nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng):

Cần cải cách sâu rộng

Mục đích CPH thực chất không phải để tăng vốn cho DNNN mà là đa dạng hóa sở hữu, từ đó tăng giám sát, cải thiện khả năng quản trị... Do đó, nếu CPH mà chỉ cho tư nhân nắm một ít cổ phần thì cơ bản sẽ không đạt được mục tiêu. Có lĩnh vực không nên CPH nhưng phần lớn nên CPH và Nhà nước không nên giữ cổ phần chi phối, cần CPH mạnh ở các lĩnh vực như xây dựng, thương mại, kinh doanh du lịch, khách sạn, vận tải (trừ ngành đặc thù như hàng không)...

Cái giá phải trả cho sự không kiên quyết tái cơ cấu DNNN là khiến khu vực này luôn nghĩ Nhà nước không bao giờ dám bỏ họ, nên đôi khi họ làm nhiều việc gây thiệt hại lớn. Với thông tin về vụ Vinalines gần đây, có thể nói cơ chế giám sát, quản lý tập đoàn, DNNN có vấn đề. Cần cải cách sâu rộng mới có thể giải quyết được vấn đề.

Nhiều nước, vùng lãnh thổ trên thế giới có những mô hình và kinh nghiệm quản lý DNNN hiệu quả. VN nên nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng. Như Đài Loan, họ lập liên đoàn DNNN quản lý cả những tập đoàn rất lớn như dầu khí. Và do tài sản tại DNNN là của toàn dân nên quốc hội phải là nơi quyết những chủ trương lớn của DNNN để tăng minh bạch, tránh các doanh nghiệp lớn và một vài người có thể quyết sai chủ trương cho DNNN.

* Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo (phó tổng giám đốc Thép Việt - Ý):

Khoanh lại hoạt động các tập đoàn, tổng công ty

Theo tôi, trong giai đoạn hiện nay, nếu không nâng vai trò của kinh tế tư nhân lên, đất nước khó phát triển được. Kinh tế nhà nước là mũi nhọn, chủ đạo, không ai phản đối. Nhưng cần đem từng DNNN ra mổ xẻ xem họ đang đóng vai trò như thế nào và sắp tới có thể đảm nhiệm vai trò ra sao. Thời gian qua, chúng ta đầu tư cho nhiều DNNN và gánh chịu những rủi ro. Và hiện nay cũng đang còn những bất bình đẳng, như DNNN được bảo lãnh vay vốn. Nhiều ngân hàng nhà nước cho các DNNN vay với số lượng lớn và thực tế đã chịu rủi ro từ việc các tập đoàn thua lỗ, không trả được nợ, điển hình là vụ Vinashin. Đã có nhiều trường hợp lỗ phải khoanh lại, đến nay thu hồi vốn rất khó khăn. Vì vậy, trước mắt, cần khoanh lại lĩnh vực hoạt động của các DNNN, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cho DNNN để tránh những vụ việc thua lỗ, sai phạm...


Tái cơ cấu DNNN là “trái tim” ca ci cách

Một phần ln trong báo cáo thường niên kinh tế VN 2012 do Trường ĐH Kinh tế và Trung tâm Nghiên cu kinh tế và chính sách thc hin, và Cơ quan Viện tr Ireland tài tr, công b ngày 24-5 ti Hà Ni, được dành cho câu chuyn tái cơ cấu DNNN. Nói như TS Nguyễn Đức Thành ch biên ca báo cáo, thì đây chính là “trái tim” của cuc ci cách ln đang đặt ra cho VN. Phi đặt quá trình tái cơ cấu DNNN lên trước c tái cơ cấu h thng ngân hàng. Đó là nhận định không ch ca riêng nhóm tác gi báo cáo mà c các chuyên gia kinh tế tham gia phn bin, bình lun báo cáo này.

TS Lê Hồng Nht, ĐH Kinh tế - lut, cho rng tái cơ cấu DNNN phi bt đầu t tái cơ cấu ngân sách nhà nước, bi vì ngân sách nhà nước hin nay ph thuc vào ngun thu t DNNN quá nhiu. Đồng tình vi nhận định này, TS Nguyn Đình Cung - phó viện trưởng Vin Nghiên cu qun lý kinh tế T.Ư - chia sẻ: “Nếu da vào DNNN nhiu quá thì s không dám ci cách DNNN, bi nếu ci cách thì s ri ro cho ngun thu. Do đó phải “ct đuôi”, làm sao để ngân sách nhà nước không ph thuc vào DNNN”.

Trao đổi vi Tui Tr, TS Thành cho biết mt nguyên nhân gây tr ngi quá trình ci cách DNNN là t 10 năm gần đây, “chúng ta muốn nhiu th cùng mt lúc”, va đặt mc tiêu bo toàn vn nhà nước, va mun tư nhân hóa khu vực DNNN... Báo cáo thường niên kinh tế VN năm nay có chủ đề “Trước th thách tái cơ cấu kinh tế”. Đây là chuỗi báo cáo được xut bn hng năm từ 2009 nhm tng kết các vn đề kinh tế ln mt năm qua, đồng thi tho lun v vin cnh kinh tế năm tới và khuyến ngh chính sách trong bi cnh hin thi. Hai kch bn tăng trưởng ca kinh tế VN năm 2012 được báo cáo đưa ra khá ảm đạm: kch bn thp d báo tăng trưởng GDP đạt 4,4% và lm phát 4,6%, kch bn cao d báo hai ch s này ln lượt là 5,1% và 6,2%.

Tuổi trẻ
Share this article :

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

» CĐQTKD5A cảm ơn bạn đã giành chút time để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu.
» Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang CDQTKD5A ngày một phát triển!

More →
Chữ đậm Chữ nghiêng Chữ nghiêng 2 Chèn Link Chèn Link Mã hóa code Help ?Nhấn vào biểu tượng hoặc kiểu chữ hoặc chèn link sau đó nhấn nút Chọn rồi copy (Ctrl + C) để paste (Ctrl + V) vào khung viết bình luận. Mã hóa code nếu bạn muốn đưa code vào bình luận.

Chọn Xóa

 
Support : Creating Website | Johny Template | Maskolis | Johny Portal | Johny Magazine | Johny News | Johny Demosite
Copyright © [2010-2013]. Website CĐQTKD5A - Trường Đại Học Tây Đô.
Bản Quyền Thuộc Về CĐQTKD5A
Khi Đăng lại bài từ trang này vui lòng ghi rõ nguồn CĐQTKD5A.TK