Mua lại công ty hay một phần công ty khác đang là đích nhắm của không ít những nhà quản lý. Nhưng làm thế nào để mua và phát triển nó tốt nhất? Hãy xem những gợi ý của Bruce Nolop qua những nguyên tắc trong chiến thuật mua lại của công ty Pitney Bowes.
Từ ý tưởng….
Pitney Bowes Inc là một nhà sản xuất phần mềm, phần cứng và cũng là nhà cung cấp những dịch vụ liên quan đến lĩnh vực bưu chính viễn thông. Công ty có khoảng 35.000 nhân viên trên toàn thế giới. Đó là một trong số 87 hãng hiện hữu và là những thành viên S&P 500 từ khi thành lập vào 1957.
Pitney Bowes Inc là một nhà sản xuất phần mềm, phần cứng và cũng là nhà cung cấp những dịch vụ liên quan đến lĩnh vực bưu chính viễn thông. Công ty có khoảng 35.000 nhân viên trên toàn thế giới. Đó là một trong số 87 hãng hiện hữu và là những thành viên S&P 500 từ khi thành lập vào 1957.
Những công ty chọn chiến thuật mua lại làm phương tiện để đạt mục tiêu tăng trưởng đang gặp nhiều thách thức. Nghiên cứu cho thấy việc nhất định phải mua lại một công ty khác là dấu hiệu của sự yếu kém và ngày nay đại đa số các vụ mua lại đều gặp thất bại.
Tuy nhiên hầu hết các công ty hàng đầu thế giới vẫn chủ yếu dựa vào chiến thuật này để đạt được những mục tiêu chiến lược của mình. Quản lý của những công ty này cho biết, mặc dù có nhiều thách thức nhưng đây vẫn là con đường nhanh, rẻ và ít rủi ro hơn so với việc tự mở rộng chính cơ cấu công ty.
Thoạt nghe thì có vẻ mâu thuẫn, nhưng đó lại là điều hoàn toàn hợp lý vì hiện tại một số công ty đã biết đi đúng hướng, còn lại rất nhiều công ty vẫn tiếp tục mắc sai lầm.
Nolop đã tiết lộ một số ví dụ thực tiễn điển hình giúp công ty Pitney Bowes - bậc thầy trong việc mua lại - làm nên những điều kỳ diệu. Nhờ có những thủ thuật mua lại khôn ngoan, công ty này đã đạt được mục tiêu chiến lược đó là chuyển đổi hạn ngạch kinh doanh từ phần cứng sang hình thức khác mang lại nhiều lợi nhuận hơn đó là: kinh doanh phần mềm và cung cấp dịch vụ.
… đến thực tế
Năm chỉ dẫn dưới đây của Pitney Bowes có thể giúp bạn có những bước đi khôn ngoan trong một vụ mua lại:
1. Nhắm tới các lĩnh vực có liên quan
… đến thực tế
Năm chỉ dẫn dưới đây của Pitney Bowes có thể giúp bạn có những bước đi khôn ngoan trong một vụ mua lại:
1. Nhắm tới các lĩnh vực có liên quan
Nhắm tới những mục lĩnh vực có liên quan là một phương pháp hợp lý giúp mở rộng sự nghiệp kinh doanh hỗn hợp. Bằng cách này bạn có thể tận dụng các tiềm lực của công ty (Ví dụ: bí quyết quản trị, sự thấu hiểu khách hàng và định hướng văn hoá). Đây là những yếu tố giúp công ty mới được mua lại hoà nhập nhanh hơn.
Ví dụ: Những công ty luật sử dụng trung tâm photocopy siêu tốc của Pitney Bowes đều khuyến khích công ty này cung cấp thêm các hoạt động chuyên biệt giúp quản lý tài liệu. Nhờ có hai vụ mua lại vừa qua, Pitney Bowes đã có thể cung cấp những hỗ trợ tiên tiến vượt xa cả mong đợi của các công ty luật nói trên. Giờ đây, Pitney Bowes đã ở vị trí tiên phong trong phân đoạn thị trường tăng trưởng nhanh này.
2. Đặt cược vào đầu tư từng phần
2. Đặt cược vào đầu tư từng phần
Thay vì mua lại toàn bộ công ty, bạn nên chia ra làm nhều lần mua lại với quy mô nhỏ hơn để dễ quản lý và giúp bạn hạn chế rủi ro thất bại. Những công ty được mua lại bằng 5% (hoặc ít hơn) vốn thị trường của công ty mẹ chính là những bộ phận mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho công ty.
3. Sử dụng đội ngũ tư vấn kinh doanh
3. Sử dụng đội ngũ tư vấn kinh doanh
Đừng phó mặc toàn bộ quyết định thực hiện chiến lược mua lại cho một nhóm các nhà quản lý phát triển kinh doanh của công ty. Lãnh đạo mỗi đơn vị kinh doanh mới chính là những người có điều kiện thuận lợi nhất để đánh giá những chiến lược mua lại tiềm năng và sự phù hợp về văn hoá công ty, xác định tính đồng vận và thiết lập những kế hoạch để đạt những những kết quả mong muốn.
Ví dụ: Tất cả các vụ mua lại của Pitney Bowes đều có sự tham gia của đội ngũ cố vấn thuộc từng đơn vị kinh doanh. Họ là những người chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn lực và đảm bảo thành công của mỗi vụ mua lại.
Các nhà cố vấn này sẽ họp thường xuyên với các giám đốc điều hành và hội đồng cổ đông để xem xét tình trạng của từng vụ mua lại, so sánh hiệu quả hoạt động của nó với chiến lược kinh doanh của công ty.
4. Xác định rõ phương pháp đánh giá hiệu quả mua lại
4. Xác định rõ phương pháp đánh giá hiệu quả mua lại
Đánh giá hiệu quả mua lại dựa trên đặc điểm của từng loại hình:
Loại hình “bolt-ons” (những công ty được mua lại có đặc điểm hoàn toàn phù hợp với thị trường hiện tại của công ty bạn). Dự đoán kết quả ngắn hạn, nhanh chóng tăng doanh thu bằng việc bán chéo các sản phẩm dịch vụ của công ty bạn cho công ty được mua lại và giảm chi phí bằng cách kết hợp cơ sở vật chất và nhân viên của cả hai công ty.
Loại hình “platforms” (những công ty giúp bạn mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh khác có liên quan) - Dự đoán sẽ có kết quả tài chính chậm hơn. Trong khi chờ đợi, hãy sử dụng biện pháp đánh giá theo từng thời điểm để đặt công ty được mua lại trong một kế hoạch tăng trưởng dài hạn, ví dụ như khả năng tận dụng thương hiệu của công ty để thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của công ty được mua lại.
5. Đừng “đi chợ khi bạn đang đói”
5. Đừng “đi chợ khi bạn đang đói”
Đừng bao giờ nghĩ đến việc vội vã mua lại một công ty khác để bù đắp cho hoạt động kém hiệu quả của công ty bạn. Hãy mở rộng công ty từ chính thế mạnh của mình chứ không phải từ những yếu điểm của nó.
Cũng đừng quá ưu ái cho những bộ phận mới được mua lại. Chỉ những người chưa từng tham gia vào giai đoạn đầu của quá trình cân nhắc một đề xuất mua lại mới là những giám khảo công bằng nhất đánh giá hiệu quả mua lại (ví dụ các nhà quản lý cấp cao khác hay ban giám đốc).
Theo Harvard’S-TVN
Theo Harvard’S-TVN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
» CĐQTKD5A cảm ơn bạn đã giành chút time để đọc bài viết.
» Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét.
» Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với những người thân, bạn bè biết.
» Vui lòng đăng những nhận xét lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu.
» Những lời comment thiện ý của bạn sẽ giúp trang CDQTKD5A ngày một phát triển!